Chống thấm bể bơi hồ bơi là biện pháp hữu hiệu để duy trì tuổi thọ công trình. Trong quá trình sử dụng, bể bơi có thể sẽ bị thấm rò rỉ hoặc xuống cấp. Đừng đợi đến khi đó mới bỏ tiền sửa chữa, vừa tốn tiền vừa tốn thời gian. Việc bạn nên làm là chống thấm cho công trình ngay từ đầu. Vậy chống thấm bể bơi là gì? Quy trình ra sao? Sau đây là những điều mà chủ đầu tư và người thi công cần lưu ý.
Nội dung tóm tắt bài viết
- 1 1. Nguyên nhân cần phải chống thấm bể bơi hồ bơi
- 2 2. Tiêu chuẩn trong thiết kế chống thấm hồ bơi
- 3 3. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị thấm bể bơi
- 4 4. Tổng hợp các phương pháp giúp chống thấm bể bơi hồ bơi hiệu quả nhất
- 5 5. Địa chỉ uy tín hàng đầu chuyên cung cấp các sản phẩm chống thấm bể bơi hồ bơi
1. Nguyên nhân cần phải chống thấm bể bơi hồ bơi
Rất rõ ràng, công năng của bể bơi nằm ở việc chứa nước, tạo ra không gian vui chơi và rèn luyện cho người sử dụng. Song, việc tiếp xúc thường xuyên với nước có thể dẫn đến việc công trình bị thấm nước và rò rỉ. Tình trạng này phổ biến vào mùa hè, nhất là trong thời tiết nóng ẩm. Nước khi thấm sẽ phá huỷ lớp nền móng của bể bơi và có khả năng xâm nhập tới mạch nước ngầm. Về lâu dài thì cấu trúc của công trình sẽ không đủ bền khi đứng trước áp lực của một lượng nước lớn. Rò rỉ và vỡ hồ bơi là tình trạng có thể xảy ra, chưa kể đến ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nền của cả căn nhà hay một công trình lớn. Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm, nhất là với công trình bể bơi ở trên cao.
Thực tế thì chủ đầu tư sẽ cần sửa chữa và phải bảo trì bể bơi thường xuyên. Tuy nhiên, nếu không làm tốt việc chống thấm từ đầu thì số tiền cần bỏ ra sẽ rất lớn.
Đó chính là lý do vì sao chúng ta cần chống thấm hồ bơi ngay từ khi xây dựng hoặc phải chống thấm ngay sau khi sử dụng. Việc này không những giúp kéo dài tuổi thọ của công trình mà còn giúp tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho chủ đầu tư.
2. Tiêu chuẩn trong thiết kế chống thấm hồ bơi
- Trong việc thiết kế và xây dựng bể bơi có rất nhiều yếu tố cần được xem xét như hình dáng, vật liệu được sử dụng, kích thước, yếu tố kỹ thuật… Khi quyết định xây một bể bơi thì một yếu tố quan trọng và đáng được lưu ý nhất chính là thiết kế cấu trúc chịu lực. Những hạn chế và những thiếu sót xảy ra sẽ làm giảm tuổi thọ công trình nên việc chống thấm bể bơi cần phải tuân theo nhiều tiêu chuẩn
- Kết cấu của bê tông cốt thép và tỷ lệ pha trộn bê tông cần phải đạt chuẩn trong việc thi công hồ bơi
- Cần phải kết hợp các biện pháp chống thấm hiệu quả
3. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị thấm bể bơi
Để chọn được giải pháp chống thấm một cách hiệu quả thì bạn phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra thấm bể. Thực tế thì có rất nhiều lý do nhưng hai tác nhân chính bao gồm nước trong bể thoát ra hoặc nước từ mạch ngầm thấm vào.
- Hiện tượng đầu tiên xảy ra trong khoảng thời gian bể phải hoạt động công suất cao. Mật độ tiếp xúc cùng lượng nước lớn sẽ khiến cho nước có điều kiện thấm vào cấu trúc bên trong. Mặt khác,kẽ hở ở thành bể hoặc vật liệu chống thấm kém chất lượng cũng gây ra thấm nước.
- Trong trường hợp thứ hai thì rất có thể là hệ thống cấp thoát nước được làm từ vật liệu kém chất lượng. Bên cạnh đó, cũng có thể hệ thống này bị tác động vật lý. Nguyên nhân này không phổ biến nhưng lại phức tạp hơn nhiều. Thấm ngược thường khắc phục khá đơn giản trong khi xử lý hồ bơi bị thấm nước lại gặp nhiều khó khăn. Do đó, chủ đầu tư cần phải đặc biệt để tâm tới vấn đề này.
4. Tổng hợp các phương pháp giúp chống thấm bể bơi hồ bơi hiệu quả nhất
4.1. Chống thấm bể bơi bằng Epoxy
Sơn epoxy là biện pháp phổ biến trong việc chống thấm hồ bơi. Loại sơn này sẽ bảo vệ mặt sàn, giúp loại bỏ nấm mốc, đồng thời giúp tăng tuổi thọ công trình.
Sơn có 2 thành phần chính: dung môi, các hạt tạo màu và chất đóng rắn có thành phần quyết định đặc tính chống thấm của sơn (loại hợp chất này là epoxy). Tính chất nổi bật nhất là sẽ không tan trong nước, có khả năng kháng nước tuyệt đối với độ bám dính cao. Cấu tạo của loại thành phần này chứa 2 vòng benzen nên Epoxy thường dai, bền, cứng với nhiệt, cực kỳ phù hợp với môi trường và khí hậu khắc nghiệt.
Khi sử dụng thì bạn phải đổ sơn vào chất dung môi đi kèm, sau đó khuấy trộn đều rồi tiến hành sơn luôn. Lưu ý là phải tránh không để để hỗn hợp tiếp xúc cùng không khí quá lâu vì khi đó sơn sẽ đóng cứng lại và khó sử dụng.
Quy trình thi công:
Bước 1: Xử lý bề mặt
Lớp sơn chống thấm có chất lượng ra sao phụ thuộc vào cả bề mặt của thành bể. Để sơn có thể bám lâu và chống thấm tốt thì bề mặt phải phẳng mịn và khô ráo. Máy chà sàn là phương pháp tối ưu, nhất là với hồ bơi rộng. Sau đó, bạn cần tiến hành vệ sinh làm sạch lớp bụi.
Bước 2: Tiến hành sơn lót
Sơn lót sẽ giúp bề mặt mịn hơn, lớp sơn thành phẩm cũng sẽ đẹp mắt và dễ bám dính hơn, ngoài ra còn chống được nấm mốc. Đây là bước khá cơ bản nên bạn sẽ dễ dàng thực hiện.
Bước 3: Hoàn thiện lớp sơn cát
Sơn cát là một lớp sơn quan trọng và quyết định đến khả năng chống thấm. Khi sơn cát, bạn hãy trộn cát thạch anh cùng sơn chuyên dụng theo tỷ lệ được hướng dẫn. Sau khi hoàn thiện thì lớp sơn sẽ làm tăng độ bền của thành bể.
Bước 4: Bả sơn bề mặt thành bể
Với lớp sơn này thì bạn sẽ có bề mặt mịn hơn, khắc phục được các vết lồi lõm, nứt gãy. Khi sơn thì nên sử dụng bay tán để tán đều hỗn hợp trên bề mặt và loại bỏ bọt khí.
Bước 5: Sơn phủ Epoxy lên trên bề mặt
Sơn Epoxy gồm 2 loại: sơn hệ lăn và sơn tự san phẳng. Khi sơn cho hồ bơi thì bạn sử dụng sơn hệ lăn, nó sẽ phù hợp đối với bề mặt dốc đứng. Thêm nữa, loại sơn này có giá rẻ hơn so với loại sơn Epoxy tự san phẳng.
4.2. Chống thấm bể bơi hồ bơi bằng Composite
Composite là vật liệu dạng sợi thuỷ tinh cấu tạo từ keo composite cùng vải thuỷ tinh. Thông thường, loại sợi này sẽ chịu ứng suất tập trung, có khả năng kháng hoá chất và truyền nhiệt. Mang những tính năng ưu việt trên, composite có khả năng chống thấm cũng như chịu lực tốt. Một ưu điểm khác của composite là nhẹ và mỏng, phù hợp với những công trình phố hiện nay. Các bước thi công cũng đơn giản hơn, không có yêu cầu cao như với sơn epoxy.
Quy trình thi công:
Bước 1: Làm sạch hồ bơi
Trước tiên thì bạn cần đảm bảo trên bề mặt bể bơi không còn bụi bẩn hay cặn bám. Bề mặt hồ bơi sạch sẽ làm tăng độ bám dính của composite.
Bước 2: Thực hiện lớp keo lót
Bạn cần lăn phủ lớp keo lót mỏng, chú ý trám đều ở các chỗ lõm hoặc vết nứt để keo có thể bao phủ 100%. Sau khi hoàn thành, hãy đợi trong khoảng 20 phút cho lớp keo này khô lại rồi chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 3: Bọc phủ màng thuỷ tinh
Cắt những mảng sợi thuỷ tinh để phù hợp với kết cấu của hồ bơi. Sau đó cần trộn đều với nhựa nền như hướng dẫn. Tiếp đến, cần bọc lớp sợi thuỷ tinh trên bề mặt sao cho không còn bọt khí.
4.3. Cách chống thấm bể bơi bằng sika hiệu quả
Hợp chất Sika thuộc dạng lỏng, độ đàn hồi tốt với khả năng chống thấm cao. Thông thường thì chủ đầu tư sẽ áp dụng phương pháp này trong việc chống thấm hồ bơi sân thượng. Sika dễ trộn, dễ thi công, hỗn hợp bám dính tốt, đặc biệt khi sử dụng với bê tông và vữa, cho hiệu quả chống thấm tốt và khá ổn định.
Quy trình thi công:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công
Vệ sinh bề mặt với Sika thường yêu cầu nhiều hơn. Bề mặt bê tông cần phải sạch, phẳng, không bị dính bụi bẩn, dầu mỡ. Độ ẩm phải đạt mức 8 – 14% nhưng lại không để đọng nước. Các lỗ rộng cần phải khắc phục trước khi tiến hành thi công lớp thứ nhất.
Bước 2: Trộn Sika
- Thông thường thì Sika sẽ gồm 2 thành phần là bột và dung dịch. Với lớp đầu tiênt, bạn cần trộn đều Sika, nước và xi măng theo đúng tỉ lệ 1:1:4. Sau đó, hãy phủ lớp này từ 1 đến 2mm lên trên bề mặt.
- Lớp thứ 2 cần được thi công ngay khi lớp đầu còn ướt. Hỗn hợp Sika và nước sẽ được pha theo tỷ lệ 1:3. Sau đó, bạn hãy trộn cùng cát hoặc trộn xi măng.
Bước 3: Bảo dưỡng qua đêm
Vì lớp vữa Sika sẽ khá lỏng nên bạn cần cố định và cần thời gian bảo dưỡng chúng. Qua một đêm thì các lớp này sẽ dần cứng lại, lúc đó sẽ đủ điều kiện thi công bước tiếp theo.
4.4. Chống thấm bể bơi hồ bơi bằng intoc
Intoc là vật liệu thuộc dạng dung dịch, có màu trắng đục, thường được sử dụng trong việc chống thấm ngược đối với bể bơi. Loại vật liệu này có tên khác là keo kháng nước. Giống Sika, quy trình thi công chống thấm của Intoc bao gồm 3 bước chính.
Về công dụng, Intoc sở hữu độ bám dính tốt và khả năng chống thấm khá ổn định. Tuy nhiên, vật liệu này sẽ không có sự đa dạng giống như Sika.
Hiện nay, trên thị trường đang có hai loại keo kháng nước là Intoc DN và Intoc 04. Để sử dụng chống thấm bể bơi thì bạn nên sử dụng Intoc 04
Quy trình thi công:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt và tạo bề mặt nhám
Ở bước này, bạn cần phải tạo độ nhám để intoc bám dính tốt. Bên cạnh đó, bạn nên xịt nước để tạo độ ẩm cho bể bơi.
Bước 2: Pha hỗn hợp Intoc 04
- Chúng ta cần có 2 lớp chống thấm từ Intoc gồm hồ dầu chống thấm cùng vữa chống thấm. Đối với hỗn hợp hồ dầu chống thấm thì hãy pha theo tỷ lệ 1kg Intoc – 3kg nước. Xi măng sẽ được tùy chỉnh để hỗn hợp có độ dẻo vừa. Thông thường thì lượng xi măng sẽ cần khoảng 8kg.
- Để pha vữa chống thấm thì tỷ lệ Intoc và nước vẫn được giữ nguyên nhưng xi măng và cát sẽ cần bổ sung thêm. Lớp thứ hai thường phải đặc hơn lớp thứ nhất.
Bước 3: Phủ hỗn hợp lên trên bề mặt
- Phủ lớp đầu tiên lên bề mặt thành bể với độ dày khoảng 4mm. Sau đó, hãy chờ từ 6 – 8 tiếng cho tới khi lớp thứ nhất khô.
- Phủ lớp thứ 2 dày khoảng 10mm lên phía trên hỗn hợp hồ dầu.
5. Địa chỉ uy tín hàng đầu chuyên cung cấp các sản phẩm chống thấm bể bơi hồ bơi
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty có bán vật liệu chống thấm nhưng không phải đơn vị nào cũng là nơi uy tín, hiệu quả 100%.
Quý khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm tại công ty TNHH Nhật Đình, đây là đơn vị cung cấp sản phẩm vật liệu chống thấm bể bơi hồ bơi cũng như các vật liệu chống thấm khác top 1 hiện nay. Nhật Đình sở hữu đội ngũ kỹ sư và chuyên viên lành nghề, áp dụng các công nghệ chống thấm mới nhất cùng với hàng ngàn dự án đã và đang triển khai trên khắp cả nước.
Công ty chúng tôi luôn đảm bảo:
- Tư vấn cho quý khách hàng về các mức độ thấm hầm và đề xuất ra phương án chống thấm cho tầng hầm hiệu quả.
- Chi phí những dịch vụ hợp lý giúp tiết kiệm được tối đa ngân sách của khách hàng.
- Sản phẩm có hiệu quả chống thấm lâu dài, bảo hành hiệu quả trong rất nhiều năm.
Bài viết liên quan
Sợi carbon là gì? Ứng dụng và quy trình sản xuất
Sợi carbon là sợi công nghiệp, cấu tạo từ nguyên tử carbon (chứa 90% carbon). [...]
Butanox M-50 – Chất xúc tác – Đóng rắn nhựa
Butanox M50 là methyl ethyl ketone peroxide có công dụng chính là đóng rắn nhựa [...]
Epoxy là gì? Ưu – Nhược điểm vật liệu Epoxy
Epoxy là vật liệu chống thấm, chống ăn mòn, bám bụi được sử dụng khá [...]
Sợi thuỷ tinh là gì? Ưu điểm là gì?
Meta: Sợi thủy tinh là loại vật liệu đang được sử dụng phổ biến và [...]
Vật liệu Composite là gì? Ứng dụng như thế nào
Vật liệu Composite được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay. Để có thêm [...]
Tấm carbon là gì, ống carbon là gì? Ứng dụng của từng loại
Tấm carbon là loại sợi có cấu tạo từ tối thiểu 90% nguyên tử carbon. [...]