Tầng hầm là một loại trụ cột vững chắc để đặt nền móng cho toàn bộ một công trình. Chỉ khi nào tầng hầm được vững chắc thì mới có thể đảm bảo được tuổi thọ và chất lượng của công trình được lâu bền. Vì vậy, việc thi công để chống thấm một cách hiệu quả cho tầng hầm là một điều mà người thi công không thể bỏ qua khi vào xây dựng bất kỳ một công trình nào đó. Trong những phương pháp chống thấm cho tầng hầm thì chống thấm vách tầng hầm là một phương pháp quan trọng và hữu hiệu hơn cả.
Tầng hầm là công trình gồm một hoặc nhiều tầng của một tòa nhà hoặc ngôi nhà được người thi công thiết kế bố trí xây dựng sao cho nằm hoàn toàn hoặc một nằm một phần dưới tầng trệt (sàn) và nằm sâu vào trong lòng đất (nằm âm ở dưới đất).
Tầng hầm của nhà cao tầng là phần nền móng quan trọng của mỗi công trình và phần này được thiết kế để phục vụ cho những mục đích, hoạt động khác nhau, có thể kể đến như:
Hầm để xe, hầm để gara ô tô dùng để giải quyết tình trạng thiếu diện tích trong sân bãi ở những nơi đất diện tích chật người đông như ở TPHCM hoặc Hà Nội.
Tầng hầm dùng để kinh doanh dịch vụ như một số khu chung cư cao cấp: Vinhomes Central Park…
Tầng hầm dùng để trữ hàng của những công ty, doanh nghiệp sản xuất trong kinh doanh.
Tầng hầm cho gia đình để làm những kho lưu trữ hàng hóa.
Do đó, công việc thiết kế và thi công chống thấm cho tầng hầm là một công việc cần phải làm chuẩn chỉ nhất ngay từ khâu thiết kế.
Tầng hầm là phần nền móng cho cả một công trình có diện tích hàng chục tầng và là nơi chịu áp lực lớn nhất. Nếu người thi công không chú trọng vào công việc chống thấm ngay từ đầu thì tầng hầm sẽ bị thấm dột và làm giảm đi sự kiên cố, nhanh bị xuống cấp làm mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm cao.
Hầm của nhà cao tầng thường phải được đào sâu nên dễ chạm đến những mạch nước ngầm khiến cho nguy cơ bị thấm ngược là rất cao.
Hầm nếu bị ẩm ướt sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động trong kinh doanh, hoặc có thể làm hư hỏng các hàng hóa nguyên vật liệu đang được trữ tại đó.
Chống thấm cho tầng hầm của nhà cao tầng để đảm bảo được yếu tố mỹ quan, không gian sạch sẽ, khô ráo.
2. Những nguyên nhân gây ra tình trạng thấm tầng hầm
Tầng hầm có thể bị thấm nước do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể kể đến một vài những nguyên nhân sau đây:
Quy trình thiết kế chưa đảm bảo tuân thủ đúng. Thiết kế còn qua loa và chưa hiểu rõ được bản chất của công việc chống thấm tầng hầm.
Chưa tìm ra được giải pháp để thi công chống thấm cho tầng hầm phù hợp. Chọn ra giải pháp chống thấm với giá rẻ, kém chất lượng từ bên phía nhà thầu thi công.
Quá trình đổ lớp bê tông chống thấm bị kém chất lượng và tạo ra độ rỗng khiến cho nước bị thấm.
3. Phương pháp để chống thấm vách tầng hầm
Chống thấm tầng hầm có thể áp dụng bằng nhiều phương pháp. Trong đó chống thấm cho vách tầng hầm là một phương pháp tối ưu nhất. Vách tầng hầm có thể được chống thấm theo 2 cách sau: vách trong tầng hầm và vách ngoài tầng hầm.
3.1. Chống thấm vách bên ngoài tầng hầm
Đây là một cách tốt nhất vì cách này có thể bảo vệ bê tông và nó là một phương pháp chống thấm thuận. Chống thấm cho vách ngoài thì có thể sử dụng màng chống thấm hoặc dùng vữa chống thấm chịu được các áp lực nước cao. Nên nhớ đăng với các khu vực có độ sụt lún khá cao, không ổn định thì chúng ta chỉ có thể chống thấm được bằng màng bitum vì chỉ có loại màng bitum mới có được độ co giãn cao và che phủ được các vết nứt hoặc khe kẽ nếu có.
Chống thấm bằng màng bitum: Cần kiểm tra lại toàn bộ lớp bề mặt vách tầng hầm trước khi thực hiện lấp đất. Khắc phục những vết rạn nứt trên lớp bề mặt vách bằng cách dùng vữa trộn phụ gia chống thấm hoặc vữa không co ngót. Nếu có nứt phải tiến hành xử lý các vết nứt bê tông. Đảm bảo cho bề mặt phải nhẵn, không bị gồ ghề, không bị dính vữa bẩn hay những tạp chất khác. Quét phủ lên một lớp lót Primer để giúp tăng cường độ bám dính. Tiến hành thực hiện dán lớp chống thấm lên lớp bề mặt vách ngoài: Chú ý sao cho trong việc ghép mí cần phải đảm bảo được khít hoàn toàn. Nếu là lớp màng tự dính thì cần phải thi công từ bên dưới lên. Nếu là lớp màng khò nóng thì cần phải thi công từ bên trên xuống.
Chống thấm bằng cách dùng vữa chống thấm chịu được áp lực nước cao: Tạo độ nhám cho lớp bề mặt cần chống thấm. Bịt lại và trám những vết nứt nếu có. Sau đó cần phun rửa, vệ sinh sạch sẽ lớp bề mặt trước khi bắt đầu thi công. Pha trộn hỗn hợp vữa chống thấm (Lớp hồ dầu) theo một tỉ lệ nhất định của nhà sản xuất đã khuyến cáo. Kế đó dùng chổi, ru lô hoặc dùng máy phun áp suất cao để phun lớp vữa xi măng đó lên trên bề mặt cần chống thấm. Cuối cùng trát lại lên một lớp xi măng mác 75 để giúp bảo vệ cho lớp chống thấm vừa được tạo ra.
3.2. Chống thấm cho vách trong của tầng hầm
Nếu chúng ta không thể thực hiện chống thấm vách ngoài của tầng hầm được thì mới phải chống thấm vách trong của tầng hầm. Chúng ta thường phải thực hiện chống thấm cho các vết nứt, các khe thấm tại những vách bê tông sau một thời gian dài đi vào sử dụng. Nếu vách đã yếu thì phải dùng biện pháp để gia cố kết cấu lớp bê tông bằng các sợi carbon.
Đây chính là cách chống thấm ngược (Chống thấm ngược hướng lại với nguồn gây thấm). Về phương pháp để chống thấm vách trong tầng hầm đã bị thấm và bị ngấm thì nên áp dụng cách chống thấm bằng các vật liệu chống thấm sao cho chịu được áp lực nước thủy tĩnh chứ không nên dùng màng Bitum như nhiều người vẫn hay làm một cách máy móc.
Trước tiên người thi công cần xác định độ thấm, độ ngấm của nước qua vách tầng hầm là như thế nào bằng cách dùng Công thức để xác định Áp lực nước thủy tĩnh: p=f/s hoặc F=p.S (trong đó thì: P là áp suất của cột nước sâu , F là lực thủy tĩnh để tác động lên diện tích S)
Nói một cách dễ hiểu là Lực thủy tĩnh (tốc độ của nước phun) càng lớn khi các lỗ hở càng lớn và các lỗ hở càng sâu.
Cách chống thấm với các khu vực nước đã bị rò rỉ, chảy nước, đọng ẩm:
Xác định được các vị trí bị ẩm, bị rò, có vết gãy, vết nứt và có nguy cơ bị thấm vào cao hoặc đang trong quá trình bị thấm.
Đánh dấu lại và thực hiện khoan, đục sâu theo hình chữ U vào khoảng 3-5 cm. Nếu nước bị chảy ra yếu thì đục khoảng 3 cm. Nếu chảy bị mạnh đục 5 cm.
Gắn cố định lại các ống nhựa (Dùng ống hút cafe nếu diện tích lỗ nhỏ, dùng ống nhựa nếu diện tích lỗ lớn)
Chống thấm cho xung quanh các cổ ống vừa lắp này bằng cách dùng vữa đông cứng nhanh, cần chú ý phối trộn để cho dẻo, sao cho vữa vừa đủ được độ khô và không bị chảy trên tay
Sau khi nước rò rỉ đã được dẫn hết qua các ống và các ống này đã được cố định lại bằng vữa đông cứng nhanh. Lúc này, ta có thể tiến hành bịt những ống đó bằng cách rút ống và bịt lại các lỗ bằng cách dùng vữa đông cứng nhanh
Cuối cùng chúng ta phủ lên những vị trí đã được chống thấm bằng cách sử dụng vữa chống thấm (Hồ dầu cho chống thấm)
Bảo vệ những lớp vữa chống thấm vừa thi công xong bằng loại vữa xi măng mác 75 để hoàn thiện lại lớp bề mặt vách như trước.
4. Vật liệu dùng cho chống thấm vách tầng hầm
Màng tự dính (hay giấy dầu chống thấm): Đây là vật liệu gốc bitum được gia cường chống rách bằng lớp màng polyme mỏng. Hiệu quả chống thấm khá thấp. Chỉ nên dùng ở các công trình với nền cao, tầng hầm thuộc loại nửa nổi nửa chìm. Do là dạng tự dính nên nói về chất lượng bitum thì phải là loại chất lượng cao.
Màng khò dán (Hay tấm trải bitum): Tương tự màng tự dính, màng khò dán làm từ bitum nhưng dày lớn hơn. Ở các hãng uy tín và chất lượng thì vật liệu này được gia cường với 2 lớp: 1 lớp lưới thủy tinh cùng 1 lớp màng Polyme mỏng. Nhìn chung thì độ co dãn, chống va đập, chịu đâm xuyên rất tốt. Các vật liệu tham khảo: Danosa, Basf, Bostik, Maxbond,…
Phụ gia chống thấm: Đây là vật liệu trộn với xi măng cùng nước. Thị trường Việt Nam hiện tại có nhiều loại sản phẩm đa dạng. Yêu cầu là: Chịu được áp lực nước thủy tĩnh từ 5m trở lên, có thể thẩm thấu ở bề mặt bê tông ( gốc Silicat)
Vật liệu chống thấm tinh thể: Được xem là loại vật liệu tối ưu nhất trong việc chống thấm vách tầng hầm. Vật liệu này sẽ tự điền đầy vết nứt gãy nhỏ, tạo nên một lớp tinh thể kị nước trong cấu trúc bê tông, vữa. Độ bền có thể nói là vĩnh cửu. Điểm hạn chế duy nhất là nếu bị tác động mạnh của ngoại lực ví dụ như động đất làm nứt gãy thì vẫn bị thấm như thường, và giá của nó thì không hề rẻ.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số loại vật liệu Sika chống thấm vách hầm như:
Sikaproof Membrane chống thấm bitum gốc nước với tính đàn hồi cao.
Sika Refit 2000 – vữa sửa chữa gốc xi măng polymer được cải tiến 1 thành phần chứa silicafume dùng trong việc sửa chữa bề mặt bê tông và tạo lớp phủ mỏng đẹp.
Sika MonoTop-R là vật liệu vữa gốc xi măng polyme được cải tiến chứa sillica fume dùng trong sửa chữa trám vá đối với bề mặt bê tông.
Sika Waterbars dạng V băng cản nước làm từ nhựa nhiệt dẻo đàn hồi dùng trong chống thấm, chặn nước đối với mạch ngừng thi công hoặc khe co giãn.
5. Công ty cung cấp chất chống thấm vách tầng hầm uy tín nhất?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty có bán vật liệu chống thấm nhưng không phải đơn vị nào cũng là nơi uy tín, hiệu quả 100%.
Quý khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm tại công ty TNHH Nhật Đình, đây là đơn vị cung cấp sản phẩm vật liệu chống thấm vách tầng hầm cũng như các vật liệu chống thấm khác top 1 hiện nay. Nhật Đình sở hữu đội ngũ kỹ sư và chuyên viên lành nghề, áp dụng các công nghệ chống thấm mới nhất cùng với hàng ngàn dự án đã và đang triển khai trên khắp cả nước.
Công ty chúng tôi luôn cam kết:
Tư vấn cho quý khách hàng về các mức độ thấm hầm và đề xuất ra phương án chống thấm cho tầng hầm hiệu quả.
Chi phí những dịch vụ hợp lý giúp tiết kiệm được tối đa ngân sách của khách hàng.
Sản phẩm có hiệu quả chống thấm lâu dài, bảo hành hiệu quả trong rất nhiều năm.
Mọi thông tin thắc mắc xin quý khách hàng liên hệ theo địa chỉ sau: