Categories: Tin tức

Chống thấm trần nhà

Mỗi khi mùa mưa tới, những ai đang sử dụng ngôi nhà chưa được chống thấm trần nhà phải đối mặt với nỗi lo tường nhà, trần nhà bị nứt nẻ, loang lổ, bong tróc do bị tác động của nước mưa. Điều này không chỉ gây ra mất thẩm mỹ cho tổng thể căn nhà, hơn thế nữa nó còn tiềm ẩn những hệ lụy vô cùng khó lường đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Vì vậy, để có thể tránh được điều này, tốt hơn hết bạn nên chống thấm cho căn nhà của mình ngay từ lúc mới xây. Cùng chongthamnhatdinh.com tìm hiểu về phương pháp chống thấm cho trần nhà tối ưu nhất nhé!

Nguyên nhân trần nhà bị ngấm nước

Mọi vấn đề chỉ được xử lý triệt để khi tìm được nguồn gốc nguyên do gây ra nó. Và hiện tượng trần nhà bị ngấm nước cũng vậy, nếu muốn xử lý triệt để, bạn cần phải biết được vấn đề nằm ở đâu.

Do nhà được xây lâu ngày

Trên thực tế, có những căn nhà đã tồn tại từ rất lâu, cụ thể hơn là truyền từ đời này qua đời khác. Khi sử dụng quá lâu ngày, tất cả các vật liệu đều xuống cấp theo thời gian. Đặc biệt là những ngôi nhà cổ, bởi lúc bấy giờ vật liệu vẫn còn khá thô sơ.

Trong khi đó, mỗi mùa mưa đến sẽ đổ xuống một lượng nước mưa không hề nhỏ. Đó là còn chưa kể đến những cơn bão to kéo dài. Đây là nguyên nhân khiến cho tường nhà, trần nhà bị thấm nước nghiêm trọng.

Mái nhà bị rạn

Mái nhà hoàn toàn có thể bị rạn do nhiều lý do khác nhau, như vật liệu kém chất lượng, thi công sai cách hoặc các tác nhân bên ngoài. Khi bị rạn bề mặt, lớp bê tông bên trong cũng sẽ bị tác động và rạn theo, tạo thành một khe hở xuống dưới trần nhà. Mỗi khi trời mưa, nước mưa sẽ theo đường đó mà chảy thành dòng xuống trần nhà của chúng ta.

Do lỗi thi công

Việc thi công trần nhà đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao cùng kiến thức chuyên sâu. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có không ít các đơn vị tay nghề còn non nhưng vẫn đứng ra nhận công trình.

Điều đó dẫn đến chất lượng công trình không được đảm bảo. Việc trần nhà bị thấm nước cũng là một hệ lụy của lỗi thi công.

Hậu quả của việc trần nhà bị thấm nước

Trần nhà bị thấm nước đem đến rất nhiều hệ lụy khác nhau. Nó không những khiến cho chủ nhà mất thời gian, công sức cho việc sửa sang lại nhà.

Hơn thế nữa, chi phí để làm việc này cũng không phải là con số nhỏ. Thậm chí sự ẩm mốc còn là nguồn gốc sinh ra rất nhiều căn bệnh.

Chính vì thế, việc chống thấm cho trần nhà là vô cùng quan trọng. Nếu bạn đọc được bài viết này, hãy thực hiện chống thấm cho ngôi nhà của mình trong thời gian sớm nhất nhé!

Phương pháp thi công chống thấm trần nhà hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp thi công chống thấm trần nhà. Tuy nhiên nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp vừa tiết kiệm mà vừa hiệu quả, thì hãy tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

Chống thấm trần nhà bằng sơn Kova CT 14

Kova CT 14 có đặc tính nổi bật đó chính là độ đàn hồi cao, khả năng co giãn tối ưu. Chính vì thế sản phẩm này đảm bảo có thể phủ kín toàn bộ các bề mặt bị nứt vỡ.

Đặc biệt, sản phẩm này mang gốc hóa học từ Polyrethane. Vậy nên khi khô lại, sản phẩm này kết thành mạng lưới cực bền chắc theo thời gian.

Ưu điểm

  • Sản phẩm này có khả năng kháng hóa chất cực tốt, đặc biệt là đối với thành phần axit có trong nước mưa.
  • Hoàn toàn không bị tác động trong môi trường mặn.
  • Thời gian từ khi thi công cho đến khi khô rất nhanh. Đặc biệt phù hợp với thời tiết, khí hậu đặc thù của Việt Nam.
  • Vô cùng dễ dàng thi công.
  • Khả năng chống thấm vượt trội.
  • Chịu được những kiểu thời tiết khắc nghiệt như quá nóng, hoặc quá lạnh.

Chống thấm trần nhà bằng các sản phẩm của Sika

Sika là một hãng sản xuất vật liệu chống thấm vô cùng nổi tiếng. Những sản phẩm của thương hiệu này nhận được sự phản hồi rất tích cực từ phía người tiêu dùng.

Để chống thấm cho khu vực trần nhà, bạn có thể sử dụng các sản phẩm như: sikalastic 590, sika 1f hoặc Sika membrane.

Ưu điểm

Những sản phẩm này đều mang những đặc tính vô cùng vượt trội. Cụ thể như:

  • Có khả năng kháng nước cực tốt, ngay cả đối với những áp lực nước lớn.
  • Quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, dễ dàng nhưng đem lại hiệu quả cao.
  • Linh hoạt với tất cả các chất liệu bề mặt khác nhau.
  • Không đòi hỏi đáp ứng nhiều kỹ thuật trong thi công, chỉ cần làm đúng hướng dẫn thì những người không có chuyên môn cũng có thể tiến hành được.
  • Các sản phẩm chống thấm của thương hiệu Sika hoàn toàn không độc hại. Bởi vậy nên nó an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.

Chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm kết hợp bê tông

Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng hoàn toàn có thể thực hiện phương pháp thi công bằng màng chống thấm kết hợp bê tông.

Để phù hợp với nhiều kểu trần nhà khác nhau, nhà sản xuất chia ra 2 loại màng chống thấm đó là màng khò nóng và màng dán lạnh.  Một số loại màng chống thấm được ứng dụng phổ biến cụ thể như: Index, Sankote, Shell Flintkote, Kova,…

Màng chống thấm có ưu điểm đó chính là bền vững, khả năng chống thấm cực tốt, kháng hóa chất, chống mài mòn,… Tuy nhiên mặt hạn chế của màng chống thấm là chứa một số thành phần độc hại, gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.

Quy trình thi công chống thấm trần nhà tại Chống Thấm Nhật Đình

Sau đây, Chống Thấm Nhật Đình sẽ chia sẻ quy trình thi công chống thấm của đơn vị mình. Đây đều là những bước làm được đúc rút từ trải nghiệm thực tế. Rất mong sẽ giúp ích được cho tất cả mọi người!

Xử lý bề mặt thi công

Để có thể đạt được hiệu quả chống thấm tối ưu nhất, việc xử lý bề mặt trước khi thi công là vô cùng quan trọng.

Trong khi đó, trần nhà đã được sử dụng lâu ngày là nơi bám dính rất nhiều bụi bẩn. Hơn thế nữa là các hiện tượng nấm mốc, rong rêu do ẩm ướt lâu ngày gây ra.

Chính vì vậy, bạn cần xử lý triệt để tất cả các loại tạp chất tồn tại trên bề mặt. Để đảm bảo bề mặt trước khi thi công thật sạch sẽ, chắn chắn và bằng phẳng.

Tốt hơn hết, nếu bạn đang có ý định xây nhà, hãy nâng cao tầm quan trọng của vấn đề chống thấm trần nhà. Bởi nếu không, kết cấu và tính thẩm mỹ của ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tiến hành thi công

Bước 1

  • Bạn tiến hành quét một lớp vừa mỏng lên phần bề mặt bị rạn nứt, đảm bảo phần lỗ hổng được lấp đầy.
  • Hiện nay có rất nhiều loại vữa khác nhau, nếu chưa biết chọn loại nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
  • Để bề mặt nghỉ từ 1 đến 2 giờ, tiếp tục quét lớp thứ 2.

Bước 2

  • Sau thời gian từ 3-4 giờ, lúc này lớp vữa đã khô. Bạn tiến hành phun dung dịch chống nước lên toàn bộ bề mặt, kể cả các chân tường gạch.
  • Chờ 4 phút cho dung dịch được bảo dưỡng, tiến hành phun tiếp lớp thứ 2.
  • Phun quá lên chân tường từ 15-20cm.
  • Nghiệm thu sau thi công.
  • Tiến hành bảo dưỡng thường xuyên.

Nguyên tắc khi chống thấm trần nhà bạn cần biết

Để đem lại hiệu quả sau thi công cao nhất, bạn cần nắm được những nguyên tắc chống thấm cho trần nhà như sau:

Bề mặt đảm bảo bằng phẳng, chắc chắn

Trong trường hợp bề mặt bị rỗ do sử dụng quá lâu ngày, hoặc gồ ghề do vật liệu thừa ở những lẫn thi công trước. Bạn cần phải loại bỏ hoàn toàn để làm nhẵn bề mặt. Nếu không, độ bám dính với vật liệu chống thấm sẽ cực kém.

Cụ thể, nếu phần bề mặt bị rỗ quá nhiều, bạn cần phải đục bỏ hoàn toàn. Sau đó rót vữa tự chảy không co ngót để làm phẳng bề mặt.

Lựa chọn sản phẩm chống thấm phù hợp với hạng mục thi công

Việc lựa chọn sản phẩm chống thấm cũng vô cùng quan trọng để đem lại hiệu quả thi công cao. Bởi mỗi một công trình sẽ có những đặc thù riêng. Trong khi đó lại có rất nhiều các sản phẩm chống thấm khác nhau. Vậy nên lựa chọn sản phẩm chống thấm như thế nào?

Theo kinh nghiệm của Chống Thấm Nhật Đình, tốt hơn hết bạn nên lựa chọn những sản phẩm có thành phần polyurethane hoặc bitum. Bởi những sản phẩm này có một đặc điểm chung đó chính là khả năng đàn hồi cực cao, cùng gốc xi măng sẽ tốt nhất đối với thi công nhà ở.

Bên cạnh đó, những sản phẩm này còn vô cùng an toàn, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao. Nếu bạn vẫn chưa thực sự hiểu về vấn đề này, hãy nhờ nhà cung cấp tư vấn và đưa ra giải pháp nhé!

Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật

Khi bạn mua vật liệu chống thấm của những nhà cung cấp uy tín như Chống Thấm Nhật Đình, chắc chắn bạn sẽ được hướng dẫn rất kỹ về quy trình thi công.

Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều người muốn tiết kiệm thời gian và chi phí, vì thế nên đã tự ý giảm bớt tỷ lệ thành phần của sản phẩm. Và kết quả là tiết kiệm chưa thấy đâu, nhưng nhà dột vẫn hoàn dột.

Vậy nên, bạn cần tuân thủ hướng dẫn mà nhà cung cấp đã đưa ra. Để giúp khắc phục tình trạng hư hỏng, tăng tính thẩm mỹ, đem lại độ an toàn cao cho ngôi nhà của bạn.

Thi công một lớp phủ lên trên lớp chống thấm

Trên thực tế, khi thi công chống thấm xong chưa phải là đã hoàn thiện. Bởi không phải sản phẩm chống thấm nào cũng có khả năng chịu tác động nhiệt tốt. Những sản phẩm có thể chịu được thì giá thành lại không hề rẻ.

Bởi vậy, khi lớp chống thấm hoàn thiện, bạn cần phải thi công thêm một lớp phủ lên trên lớp chống thấm để bảo vệ chúng khỏi các tác nhân bên ngoài.

Báo giá chống thấm trần nhà chính xác nhất 2023

Hiện nay, có rất nhiều các đơn vị thi công chống thấm trần nhà kèm với những mức giá thi công khác nhau. Tuy nhiên, đó chỉ là những mức giá chung chung. Trên thực tế giá thi công hoàn toàn có thể bị chênh lệch.

Bởi vậy, tại Công ty Chống Thấm Nhật Đình, chúng tôi sẽ không đưa ra con số cụ thể ngay trong bài viết này. Thay vào đó, Nhật Đình sẽ dựa vào từng hiện trạng cụ thể của công trình để khảo sát và báo giá chi tiết nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm cho trần nhà của mình, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để cập nhật tình trạng và lên lịch khảo sát. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Nhật Đình với nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp khảo sát, đánh giá. Để từ đó giúp bạn có phương án thi công cụ thể, cùng mức giá chính xác nhất.

Mọi câu hỏi, nhu cầu mua hàng liên quan mời bạn liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua website chongthamnhatdinh.com hoặc hotline 0974128860 để được giải đáp. Trân trọng!

Chống thấm Nhật Đình

Recent Posts

Sợi carbon là gì? Ứng dụng và quy trình sản xuất

Sợi carbon là sợi công nghiệp, cấu tạo từ nguyên tử carbon (chứa 90% carbon).…

1 năm ago

Butanox M-50 – Chất xúc tác – Đóng rắn nhựa

Butanox M50 là methyl ethyl ketone peroxide có công dụng chính là đóng rắn nhựa…

1 năm ago

Epoxy là gì? Ưu – Nhược điểm vật liệu Epoxy

Epoxy là vật liệu chống thấm, chống ăn mòn, bám bụi được sử dụng khá…

1 năm ago

Sợi thuỷ tinh là gì? Ưu điểm là gì?

Meta: Sợi thủy tinh là loại vật liệu đang được sử dụng phổ biến và…

1 năm ago

Vật liệu Composite là gì? Ứng dụng như thế nào

Vật liệu Composite được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay. Để có thêm…

1 năm ago

Tấm carbon là gì, ống carbon là gì? Ứng dụng của từng loại

Tấm carbon là loại sợi có cấu tạo từ tối thiểu  90% nguyên tử carbon.…

1 năm ago